Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Chelsea thua là tốt cho Mourinho


>> Mourinho bị CĐV la ó trên khán đài
>> Chelsea sập bẫy: Khoảng tối của Mourinho
>> Đừng ngạc nhiên nếu Chelsea lại bị loại khỏi vòng bảng Champions League
>> HLV Mourinho và nỗi nhớ các “chiến binh”Lần đầu tiên trong sự nghiệp, Jose Mourinho đã biết thua ở trận ra quân Champions League. Stamford Bridge, nơi ông từng bất bại 64 trận liên tiếp trên sân nhà ở lần đầu dẫn dắt Chelsea, đã sập xuống chỉ sau 5 trận ở lần thứ hai. Nhưng thất bại với Mourinho vào thời điểm này hoàn toàn chỉ có tiêu cực?

Thất bại trước Basel cũng đã chấm dứt chuỗi 29 trận không thua trên sân nhà ở vòng bảng Champions League của Chelsea. Và nên nhớ rằng đó mới là thắng lợi thứ ba của Basel trong 16 lần làm khách tại Champions League.


Đó thật sự là một thất bại không tưởng, vì chúng ta đều biết ông Mourinho bảo vệ tỉ số giỏi như thế nào. Trước một đội bóng mạnh cỡ Barcelona trước đây, HLV người Bồ còn có đối sách phòng ngự thích hợp, đừng nói là một đội chiếu dưới và đang chơi trên sân khách như Basel. Khi Oscar mở tỉ số, tưởng như số phận của đội bóng Thụy Sĩ đã được định đoạt rồi.





Mourinho thiếu hợp lý trong sử dụng nhân sự



Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy rằng Mourinho đang cố thay đổi những thói quen cũ, và thất bại này là hệ quả của sự thay đổi ấy.

Khi Mourinho muốn tấn công

Hãy nhìn vào đội hình xuất phát của Chelsea: Cech – Ivanovic, Luiz, Cahill, Cole – van Ginkel, Lampard – Hazard, Oscar, Willian – Eto`o.


Đó là một đội hình không cân bằng theo các lý thuyết chiến thuật, chứ chưa nói đến theo triết lý chơi bóng rất an toàn của Mourinho. Với Cole thường xuyên dâng lên ở cánh trái, trong khi van Ginkel và Lampard đều là mẫu tiền vệ con thoi, nhân lực tấn công của Chelsea trong một pha bóng có thể lên đến 7 người. Và tất nhiên, khi bị tấn công hoặc phản công, đội bóng áo xanh chỉ còn Ivanovic, Luiz và Cahill là những cầu thủ phòng ngự thật sự.


Nếu là một Mourinho như chúng ta biết, ít nhất sẽ có một tiền vệ phòng ngự được ra sân từ đầu, hoặc sử dụng John Obi Mikel, hoặc đưa John Terry về chơi trung vệ và đẩy David Luiz lên đá tiền vệ trụ.


Nhưng điều đó đã không xảy ra. Khi bị thủng lưới bàn đầu tiên, Mourinho thậm chí còn tung thêm một tiền đạo vào sân (Demba Ba thay Lampard). Trước đó, Juan Mata đã thay Willian và Obi Mikel lúc này mới được cho vào thay van Ginkel để đảm bảo rằng đội bóng còn có ý thức phòng ngự.


Ngay cả khi chủ quan, Mourinho cũng không mạo hiểm đến thế. Có lẽ là ông đang muốn thay đổi? Không còn là một Mourinho vỗ ngực và tự phụ khi đến Madrid rằng: “Tôi mang đến đây cả ưu và khuyết điểm của mình, và tôi sẽ không thay đổi”?


Đây là lúc Mourinho… học việc


Mourinho thật ra không phải một HLV có sở trường tấn công: Ngay cả khi Madrid của ông trước đây có ghi cả trăm bàn và hủy diệt đối phương 7-8 bàn/ trận, thì chúng ta vẫn không thấy đội bóng ấy hấp dẫn. Real Moudrid tấn công theo bài, và nhờ đẳng cấp cao của các cầu thủ tấn công và cách tổ chức của Mourinho, họ tỏ ra rất hiệu quả.





Đang học việc?



Nhưng Chelsea không có những cầu thủ tấn công cùng đẳng cấp với Madrid. Trong lần thứ hai đến Stamford Bridge, ông cũng không còn sở hữu những cầu thủ lì lợm và có tổ chất tổ chức tốt như trước kia để có thể áp dụng lối chơi phòng ngự phản công sở trường nữa.

Và chúng ta thấy rằng trận gặp Basel, Mourinho đã muốn thử cho Chelsea chơi tấn công biến hóa, nhưng rõ ràng về mặt này, HLV người Bồ vẫn chỉ là… học việc so với những nhà cầm quân có tư tưởng tấn công thực sự, và biết cách kích thích đội bóng tấn công.


Một đêm trước đó, Real Madrid của người kế nhiệm Mourinho, Carlo Ancelotti, đã đè bẹp Galatasaray ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà Madrid chắc chắn, nhưng xơ cứng của Mourinho mùa trước không làm được. HLV người Ý đã tận dụng rất tốt số lượng cầu thủ tấn công dồi dào của đội bóng áo trắng.


Nếu Chelsea thắng tối thiểu, Mourinho có thể sẽ không thay đổi, trong khi đội bóng áo xanh không những mất cân bằng theo “tiêu chuẩn Mourinho”, mà còn theo lý thuyết chiến thuật: Đội bóng cần ít nhất 4 cầu thủ chuyên trách phòng ngự.


Thua sớm tức là hệ thống ấy có vấn đề, và việc phải làm là sửa chữa nó. Chelsea của Mourinho vẫn sẽ có cơ hội sửa sai. Nếu đội bóng áo xanh chơi như vậy mà vẫn thu được kết quả tốt đẹp, thì họ có thể sẽ thua và giật mình tỉnh giấc vào thời điểm không còn gì để cứu vãn. Thất bại ở đây giúp Mourinho nhìn ra rằng khi thay đổi triết lý thường thấy, ông vấp phải những gì.


Và đời cầm quân cũng không thể chỉ luôn suôn sẻ như vậy được. Chúng ta có lẽ cũng muốn chứng kiến xem khi một cơn khủng hoảng thực sự bùng phát, ông Mourinho có đánh rơi vẻ lịch thiệp của mình? Và giới hạn của HLV này đến đâu? Thời gian sẽ cho câu trả lời.




BongDa.com.vn: Bóng đá quốc tế, Bóng đá Việt Nam



Chelsea thua là tốt cho Mourinho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét