Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Gỡ khó cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước


Tin má»›i


Xử lý nghiêm doanh nghiệp có chủ bỏ trốn


Bưu chính Viettel cán mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng


Masan Group thành lập Masan Consumer Holdings Đáng chú ý là việc bổ sung các quy định đối với các trường hợp các khoản công nợ chưa được đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Quy định cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Vinatex là Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước Thủ tướng chỉ đạo sắp xếp DN 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng Quy chế hoạt động kiểm soát viên công ty 100% vốn Nhà nước Ngày 20/11/2013, sau hơn 2 năm ban hành nghị định 59/2011 về việc Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị dịnh số 189/2013/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59.


Mở đường Cổ phần hóa


Đáng chú ý là việc bổ sung các quy định đối với các trường hợp các khoản công nợ chưa được đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Theo đó, Hội đồng thành viên doanh nghiệp phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ. Trong trường hợp các khoản công nợ vẫn chưa được đối chiếu, xác nhận thì xử lý theo các trường hợp như sau:


Đối với nợ phải trả: Hạch toán ghi tăng vốn Nhà nước tương ứng và CTCP mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi và trả nợ khi chủ nợ yêu cầu.


Đối với nợ phải thu: Phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân liên quan. Đặc biệt, giá trị còn lại sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể và quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp CPH.


Quy định này có thể tháo gỡ hàng loạt khó khăn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, cũng mở đường cho trách nhiệm của các cá nhân tập thể đối với các khoản công nợ phát sinh trước đó, đặc biệt là các khoản công nợ phải thu.


Đối với không ít doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đất đai là một ưu thế lớn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề.


Nghị định 189 tiếp tục quy định cụ thể hơn về hạch toán giá trị quyền sử dụng đất trong tiến trình định giá, cổ phần hóa doanh nghiệp.


Đối với toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.


Riêng trường hợp diện tích đất doanh nghiệp được giao bao gồm cả diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích, phúc lợi công công và không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được loại trừ diện tích này khi xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghị định 189 nói trên có hiệu lực kể từ 15/1/2013, tức sau khi ban hành gần 2 tháng.


Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trước đó đã bị ách tắc vài năm, kể từ sau Nghị định 59 được ban hành.


NhÆ° vậy, sau nghị định 151/2013 về chức năng, nhiệm vụ và cÆ¡ chế hoạt Ä‘á»™ng của SCIC, trong đó mở đường cho “siêu tổng công ty” này thoái vốn dÆ°á»›i mệnh giá nhằm thu hồi tối Ä‘a phần vốn Nhà nÆ°á»›c đã đầu tÆ° tại các doanh nghiệp, nghị định 189 má»™t lần nữa giúp các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nÆ°á»›c chủ Ä‘á»™ng hÆ¡n trong việc cổ phần hóa.


Thậm chí, Nghị định 151 còn quy định về việc lập và quản lý quý thưởng thành tích bán vốn nhằm khuyến khích cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên của SCIC theo thành tích trong công tác quản lý, bán vốn Nhà nước. 20/12 tới đây, nghị định 151 chính thức có hiệu lực.


Bắt đầu từ 2014, việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hi vọng sẽ có nhiều bước tiến đáng kể.


Minh ThÆ°


Theo Trí Thức Trẻ





xalo.vn – News



Gỡ khó cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét