Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Phiếm đàm: Tâm thư bảo vệ ca sĩ Chai-En


Kính thưa các cụ nhạc sĩ và dư luận!


Con là Doraemon (còn gọi là Đô-rê-mon), sinh năm 2112, là fan “hâm” má»™ ca sÄ© Chai-En cuồng nhiệt! Con cÅ©ng là fan má»™ dòng nhạc phổ biến nhất Đại Cồ hiện nay – nhạc thị trường, nên con gá»­i tâm thÆ° này vừa là để bảo vệ quan Ä‘iểm về gu âm nhạc, vừa là bảo vệ thần tượng của mình.


Lời đầu tiên con xin gửi tới các cụ lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!


Lời thứ hai con xin phép được gọi các cụ là cụ, bởi vì con là lớp hậu sinh, tất nhiên các cụ phải nhận được sự kính trọng. Nhất là với các cụ nhạc sĩ, hẳn nhiên tuổi nghề cũng cao hơn con rất nhiều.


Thưa các cụ! Trong làng nhạc Đại Cồ, những lời nhận xét của các cụ về các ca sĩ đình đám vừa qua, hầu như dư luận đều công nhận đó là lời nhận xét đúng, thẳng thắn và chân thành, ngoại trừ một vài ca sĩ bị các cụ chê. Trong số đó, có người lên tiếng, có người im lặng, không biết là trong bụng nghĩ gì? Nói chung rất khó đoán, khó như đoán giới tính của một số ca sĩ vậy. Nhưng nổi đình đám nhất là tâm thư của anh Chai-En gửi các cụ, nó khiến các cụ ồn ào, nên làm cho bàn phím mòn thêm rất nhiều.


Nói thật với các cụ, con rất hay nghe anh Chai-En hát, nhạc gì anh ý cũng hát, lúc thì gào thét quằn quại, khi thì rên rỉ thở hắt ra, cũng vui tai ra trò. Ở quê, nhiều nhà bị trâu bò đến phá lúa đuổi mãi không được, họ truyền nhau kinh nghiệm, rằng thì là cứ mở đĩa Chai-En ra là trâu bò chạy hết, tất nhiên là tếu vậy thôi nhưng cũng ý nghĩa đáo để!


Với tư cách là người hâm mộ nhạc thị trường kiểu như anh Chai-En, lời nói của các cụ khiến con cũng có tí ấm ức (mặc nhiên là con không hề dám nói những lời bức xúc, chứ đừng nói là dám hỗn láo với các cụ). Cho dù người ta bảo các cụ nhận xét đúng, nhưng đúng để làm gì? Để giải quyết vấn đề gì?


Thứ nhất là đang yên đang lành các cụ lại đi chọc tổ kiến lửa. Lẽ ra các cụ phải hiểu, ca sĩ thị trường kiểu này đông như kiến, fan như con còn đông hơn kiến, mà chỉ cần vài con cắn cũng đủ khiến các cụ ngứa ngáy rồi.


Thứ hai là lời nói thật của các cụ đặt không đúng chá»—. Chuyện hát hò người ta vẫn gọi nôm na là diá»…n, mà đã là diá»…n thì tất nhiên không cần phải thật, hÆ¡n nữa “diá»…n” đến mức thành nghệ thuật thì chỉ có ca sÄ© thị trường đỉnh của đỉnh má»›i làm được. Họ diá»…n trên sân khấu, diá»…n ngoài đời, trên báo chí, vá»›i đồng nghiệp, diá»…n vá»›i fan hâm má»™… rất nhuần nhuyá»…n. Ai mà không biết rằng những ông hoàng, bà chúa tá»± phong đó vốn thích được khen, không ai khen thì tá»± khen qua khen lại lẫn nhau cho nó nhá»™n nhịp, tục gọi là tá»± sÆ°á»›ng. Thà rằng cứ để người ta tung hô nhau, lôi nhau lên đỉnh phù vân thì có phải vui cả làng không, đằng này các cụ lại bất ngờ chọc phát, khối anh giật mình rÆ¡i bẹt xuống sình, tức lắm chứ. Cho nên có biết các cụ nói đúng vẫn phải gồng lên mà chá»­i đổng.


Các cụ chê Chai-En hát dở, nói anh ấy không đáng mặt ca sĩ? Ai cũng biết anh Chai-En có cả đống giải thưởng, to có, bé có, lúc to lúc bé cũng có, các cụ chê anh ấy hóa ra các cụ chê trách các nhà tổ chức đã trao giải tào lao cho anh Chai-En? Dù thực lòng thì con cũng không đoán được trong đống giải đó, cái nào được trao vì giọng hát?


Các cụ chê anh Chai-En hát dở khác nào các cụ đã tát vào mặt hàng trăm nhà báo đã và đang mải mê tung hô anh Chai-En, khi các cụ đã kết luận anh Chai-En hát dở, thì có nghĩa là các cụ đã xỉ vả rằng mấy tay làm báo đó hoặc là “đàn gẩy tai trâu”, hoặc là để “nén bạc đâm toạc tờ báo”.


Các cụ chê anh Chai-En hát dở đồng nghĩa với việc các cụ mắng hàng triệu người nghe anh Chai-En hát, rằng họ quá kém về âm nhạc! Điều này đã chạm vào tự ái của con, cũng giống anh Chai-En, con không thể ngồi yên. Chúng con có lý lẽ riêng để bảo lưu quan điểm của mình: Thứ nhất, chúng con chưa bao giờ được chỉ dạy về âm nhạc, chả biết thế nào là hay, nên chỉ nghe những thứ dễ nghe nhất, đỡ phải suy luận nhức đầu; Thứ hai, cũng vì cần đơn giản nên chúng con không quan tâm đến việc hát, cứ hở hang, nhảy nhót, ồn ào, lòe loẹt vui mắt là tụi con xem; Thứ ba, những người xem nhạc như con rất đông, mà đã đông thì báo đài ắt phải tìm đến, vì thế việc họ tung hô “ca sĩ của đám đông” như anh Chai-En là điều dễ hiểu. Thế là quanh năm suốt tháng họ chỉ đưa tin và phát nhạc loại này khiến tụi con lại càng quen tai hơn, quen riết thành say.


Kính thÆ°a các cụ! Trong bản năng con người có sá»± tò mò, thích soi đời tÆ° hÆ¡n nghe hát, thích lạ hÆ¡n thích chất. Báo chí nhiều khi cÅ©ng vì câu khách nên phải chiều khách, phải thỏa mãn sá»± tò mò của khách hàng bằng cách khai thác đời tÆ° ca sÄ© má»™t cách triệt để. Ca sÄ© Ä‘au bụng tiêu chảy cÅ©ng lên báo, ca sÄ© thích ăn rau muống xào hÆ¡n rau muống luá»™c cÅ©ng lên báo, rồi ca sÄ© đánh đề không trúng cÅ©ng lên báo… Báo sống nhờ ca sÄ©, ca sÄ© nổi nhờ báo, thế là “cặp đôi hoàn cảnh” này cứ tung hứng, lôi ra đủ các chiêu trò.


Vì vậy các cụ phải hiểu cho rằng nhiều ca sĩ nổi lềnh phềnh nhưng hát dở không phải do lỗi của họ, mà là do luật cung cầu, mà nhu cầu của chúng con chỉ có vậy. Các cụ có trách thì trách báo chí đã hùa vào, trách nhà quản lý đã không định hướng tốt làm cho cái dở  ngoi lên. Các cụ đi phê bình ca sĩ kiểu như anh Chai-En là một sai lầm sâu sắc.


Thưa các cụ! Ca sĩ sống được là nhờ có fan, càng nhiều fan càng nhiều kim cương và hàng hiệu. Các cụ lên báo nhận xét người ta thẳng tuột như thế có thể khiến cho nhiều fan giật mình tỉnh giấc từ bỏ thần tượng bất tài. Như vậy khác nào các cụ vô tình đạp đổ nồi cơm của người ta, thế nên họ sẽ giãy lên như đỉa phải vôi và phản pháo lại. Anh Chai-En viết tâm thư chưa chắc đã xuất phát từ cái tâm, có khi là để chữa quê với fan, có khi lời qua tiếng lại với mục đích khiến báo chí vào cuộc, không cần thể diện. Ứng xử thông minh thì sẽ dụ được fan, nhưng không cần dụ fan thông minh, kiếm được tiền từ fan thông minh khó lắm.


Theo thuyết phản xạ có điều kiện, khi quyền lợi bị đụng chạm người ta sẽ phản ứng, tuy nhiên mỗi người có cách phản ứng khác nhau. Đối với những người lịch sự, có đạo đức và văn hóa thì những lời nhận xét chân thành của một người thầy, người cha như các cụ là rất đáng kính trọng. Ngược lại họ sẽ nhảy dựng lên đáp trả bôm bốp, không cần biết các cụ là ai.


Mặc dù hầu hết mọi người đều kính trọng thêm các cụ muôn phần vì đã dám nói thật, nói thẳng. Nhưng sự ca tụng đó lại nói lên một điều hết sức chua chát rằng: Lời nói thật, nói thẳng ngày càng trở nên xa xỉ và hiếm hoi trong trong giới showbiz, hiếm đến mức cứ thỉnh thoảng có người dám nói thật là thiên hạ lại rầm rộ khen ngợi.


Sá»± thật vẫn âm thầm là sá»± thật, khi mà còn nhiều người thích xem hát hÆ¡n nghe hát, khi mà giáo dục âm nhạc phổ thông chÆ°a được chú trọng, khi mà quản lý chÆ°a triệt để, khi mà báo chí vẫn lá cải hóa… thì cho dù các cụ hay hàng trăm người nhÆ° các cụ lên báo hay lên vệ tinh Vinasat nhận xét thế nào Ä‘i nữa thì cÅ©ng chả cứu vãn nổi tình hình, nền âm nhạc trÆ°á»›c mắt vẫn trong cÆ¡n bát nháo. Những ông Hoàng, bà Chúa, Thổ Địa, Thần Tài, Hề Hát… của nhạc thị trường sẽ không bao giờ thua trong những trận đấu nhÆ° thế này!


Kính các cụ!


Hienmq



Xem thêm chủ đề:phiem dam, phiem dam cuoi 24h, phiem dam hoi quan cuoi, tam thu, do re mon che, nhac thi truong, ca si hang c, ca si loai c, ca si hat lot, ca si chai en, bao, vui, cuoi, hai, cuoi 24, cuoi 24h



Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online



Phiếm đàm: Tâm thư bảo vệ ca sĩ Chai-En

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét